Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

TÌM HIỂU CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN LỄ TÂN TRONG KHÁCH SẠN

Nhân viên lễ tân khách sạn là công việc mà nhiều bạn trẻ mơ ước. Nhưng, lý do nào và những hấp lực nào đã lôi cuốn các bạn trẻ tham gia học tập đông đảo các lớp nghiệp vụ du lịch (từ các lớp sơ cấp đến bậc cử nhân)? Để giúp các bạn thấy được tầm quan trọng của bộ phận lễ tân trong ngành kinh doanh khách sạn đồng thời đáp ứng mong muốn tìm hiểu về công việc này, chúng tôi xin giới thiệu sơ nét về hoạt động của bộ phận lễ tân nhằm cung cấp cho các bạn trẻ có thêm hiểu biết và có cái nhìn đầy đủ hơn về một công việc mà các bạn yêu thích.

Những công việc chính của bộ phận Lễ tân


Bộ phận lễ tân trong ngành kinh doanh khách sạn có vai trò đặc biệt, đó là nơi cung cấp thông tin cho khách về khách sạn. Do vậy, ấn tượng ban đầu khi gặp nhau là hết sức quan trọng đối với khách. Khách có thiện cảm hay không chính ngay từ phút đầu tiên họ đến khách sạn và tiếp xúc với đội ngũ nhân viên của bộ phận này. Bộ phận lễ tân còn có nhiệm vụ khai thác nhu cầu lưu trú, nhu cầu ăn uống và các dịch vụ khác cho khách. Bộ phận lễ tân là trung tâm vận hành nghiệp vụ của toàn bộ khách sạn, là điểm nút liên hệ giữa khách với khách sạn và được ví như “thần kinh trung ương của khách sạn”
Lễ tân là nơi để theo dõi, quan tâm phục vụ khách trong suốt quá trình từ khi khách đặt phòng lưu trú, ăn nghỉ tại khách sạn cho tới khi khách thanh toán và rời khỏi khách sạn. Nó là cầu nối giữa khách với các dịch vụ khác ở trong và ngoài khách sạn (ăn uống, vui chơi, giải trí, du lịch, dã ngoại …). Bên cạnh đó, lễ tân còn là bộ phận tham mưu cho ban giám đốc của khách sạn, kịp thời cung cấp thông tin về nguồn khách, tình hình khách, nhu cầu của khách để lãnh đạo của khách sạn kịp thời định ra kế hoạch và chiến lược kinh doanh của mình.





Bộ phận lễ tân thực hiện tiếp nhận khách như: đưa đón khách, nhận và chuyển bưu điện, báo chí, hành lý … cho khách. Chuyển giao các yêu cầu dịch vụ của khách với nhà hàng ăn uống, các trung tâm dịch vụ, đại lý du lịch, các đoàn xe và các dịch vụ khác. Điều phối việc cho khách thuê phòng ở lâu dài hay ngắn hạn. Làm thủ tục giấy tờ cho khách đến, khách đi. Lập hồ sơ về khách, lưu trữ và phân tích các tư liệu về khách. Kịp thời phản ánh với ban giám đốc về nguồn khách, về tình hình tiêu thụ sản phẩm, về doanh số và về nhu cầu đặc biệt khác của khách.
Lễ tân còn tham gia vào các hoạt động kinh doanh phòng khách sạn, nghiên cứu và dự đoán về thị trường khách sạn, vào việc định giá cho thuê phòng và lập kế hoạch thúc đẩy kinh doanh phòng khách.
Thiết kế, duy trì hệ thống máy tính trong khách sạn, truy nạp dữ liệu chính xác vào hệ thống máy tính, cập nhật các tư liệu về chi phí thuê phòng của khách. Bảo đảm thông tin xuyên suốt và kịp thời truy xuất khi ban giám đốc yêu cầu….






Yêu cầu nhân viên khi làm việc ở bộ phận lễ tân


Ngoài công việc đón tiếp và đăng ký phòng cho khách, nhân viên bộ phận lễ tân còn có nhiệm vụ bán và thuyết phục khách chấp nhận mua phòng tại chỗ. Do vậy, nhân viên ở đây phải có khả năng giao tiếp tốt, nắm vững tình trạng phòng, đặc điểm giá cả từng loại phòng và đáp ứng nhanh các nhu cầu của khách.
Vệ sinh sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng cũng là một yêu cầu thật sự cần thiết đối với nhân viên bộ phận lễ tân. Do bộ phận lễ tân là nơi quan trọng trong khách sạn cho nên nhân dáng của nhân viên ở đây phải thuyết phục, diện mạo bên ngoài luôn gọn gàng, sạch sẽ (áo quần, đầu tóc, da dẻ, răng miệng … đặc biệt hơi thở phải thơm tho) bởi vì diện mạo của nhân viên còn phản ánh đến hình ảnh và uy tín của khách sạn. Điều quan trọng hơn nếu đã là nhân viên lễ tân thì nên rèn luyện thói quen ăn mặc sạch, đẹp, phù hợp môi trường làm việc để đảm bảo rằng bạn luôn tạo ấn tượng tốt cho khách.
Thông thạo ngoại ngữ là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả mọi nhân viên của bộ phận lễ tân. Sự khác biệt về văn hóa cũng là yếu tố cần lưu ý bởi vì nó sẽ quyết định cách thức chào đón khách như thế nào là phù hợp. Đặc biệt đối với du khách nước ngoài, những người có kiến thức, phong tục, văn hóa, nghi thức xã giao… khác với bạn. Do đó, cần phải quan sát, học hỏi những nghi thức đón tiếp về sự ứng xử trang nhã, lịch sự, nồng nhiệt có như thế bạn mới có thể hoàn thành tốt và xứng đáng với vai trò nhân viên lễ tân khách sạn của bạn.


Học lễ tân ở dâu?

Trường Trung cấp Nghề Việt Giao (193, Vĩnh Viễn Quận 10, TpHCM) thường xuyên mở các khóa Nghiệp vụ Lễ tân Quốc tế. Thời gian học từ 2,5 – 3 tháng, sau khóa học được cấp chứng chỉ có giá trị quốc gia và được nhà trường giới thiệu di làm.
Các bạn cũng có thể chọn học bậc trung cấp nghề 2 năm, sau khi tốt thì ngoài công việc Lễ tân bạn còn làm được nhiều công việc khác nữa như là: Nhân viên phục vụ nhà hàng, Nhân viên đứng quầy pha chế rượu, Nhân viên nghiệp vụ buồng, nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng… Nếu đủ khả năng bạn có thể làm quản lý cho một nhà hàng sang trọng đẳng cấp hoặc trở thành quản lý FO hay House - keeping của khách sạn.










DU LỊCH HOME STAY Ở TIỀN GIANG



Chỉ hơn một giờ ngồi xe ôtô là bạn đã có thể ung dung đứng trong vườn hoa quả xum xuê để thưởng thức cây trái ngọt ngào ở Tiền Giang.
Là một tỉnh ở vùng châu thổ sông Cửu Long, Tiền Giang từng được mệnh danh là vương quốc của vườn cây trái. Với số ha trồng cây ăn quả lớn nhất đồng bằng này đã giúp cho Tiền Giang rạng danh nhờ vào các loại trái cây nổi tiếng như: vú sữa Vĩnh Kim, dừa Thới Sơn, nhãn Nhị Quý, xoài cát Hòa Lộc… Cây trái ở đây thật sự phong phú về chủng loại, đa dạng về màu sắc, hương vị lại đậm đà sẽ làm cho du khách ngây ngất bên vườn cây trái bốn mùa.

Thú vị hơn, du khách có thể lưu lại nhà của người dân vùng này và cùng homestay với họ trong một vài ngày. Con người ở đây, tuy thiếu thốn về vật chất, đời sống tinh thần còn hạn chế nhưng cởi mở, phóng khoáng, thân thiện và thật thà. Dù bạn mang quốc tịch gì hay từ một châu lục nào đến đây cũng được tiếp đón chu đáo, ân cần và được tiếp xúc như những người thân của họ.


Một vài hình ảnh cây trái Tiền Giang







Còn nếu bạn muốn tìm hiểu điều gì hay cần sự giúp đỡ thì họ sẵn sàng chia xẻ những hiểu biết và chân tình giúp đỡ bạn theo khả năng của họ mà không đòi hỏi điều kiện nào. Rất đáng nhớ và rất thú vị nếu như du khách được ra ruộng thăm đồng, được cấy lúa vào ngày mùa, được cưỡi trâu cày ruộng, tìm hiểu về cách gieo mạ, trồng cây, tỉa quả cùng với người nông dân. Thâm nhập vào đời sống tâm linh, vào tín ngưỡng, vào phong tục tập quán của cư dân Tiền Giang bạn sẽ khám phá nhiều nét văn hóa đặc sắc mang đậm lối sống của nền văn minh lúa nước.
Đến đó đi, du khách sẽ được cảm nhận đẹp từ cuộc sống bình thường nhất của một dân tộc hào hùng trong chiến đấu, một dân tộc luôn bất khuất trong quá khứ và một dân tộc cực kỳ thân thiện ở thời đại hòa bình.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

NGHỀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH - HÀNH TRÌNH THIÊN LÝ



Nghề Hướng dẫn viên du lịch là một nghề rất hay và cũng rất khó. Người hành nghề đòi hỏi phải có kiến thức uyên bác, am tường mọi thứ với sự tỉ mỉ chi tiết nhất nếu có thể. Khi trên các cung đường mà mình dẫn khách, người hướng dẫn còn phải thể hiện nhiều khả năng khác như: nghệ thuật dẫn chuyện lưu loát, văn hóa giao tiếp bằng lời và bằng cơ thể thuyết phục, trang phục, diện mạo, ngoại hình khi xuất kiện trước du khách sao cho duyên dáng và ấn tượng. Đặc biệt, vốn sống cá nhân thông qua việc học và cập nhật hàng ngày là đòi hỏi quan trọng để xử lý những tình huống khó khi bắt gặp. Cũng vẫn chưa đủ bởi vì, bên cạnh đó là những tài lẻ khác mà người hướng dẫn viên không thể thiếu.





Hướng dẫn viên dang tác nghiệp

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

TỔ CHỨC LỄ HỘI VÀ QUẢN TRỊ SỰ KIỆN – NGHỀ MỚI HẤP DẪN

Việt Nam đang bùng nổ các lễ hội và sự kiện từ cấp làng xã đến cấp quốc gia. Có gần 10.000 lễ hội được tổ chức hàng năm và sẽ còn tăng nhanh trong thời gian tới. Lễ hội - sự kiện không còn là lãnh địa riêng của các địa phương mà bên cạnh là hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ đang chuyển mình “khao khát” tạo cho mình nhiều hoạt động mang màu sắc lễ hội - sự kiện, nhằm góp phần quảng bá và tiếp thị cho thương hiệu của mình.
Lễ hội - Sự kiện đang trở thành vấn đề nóng hổi trong kinh doanh bởi vì lĩnh vực này mang lại siêu lợi nhuận. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh sự kiện ra đời. Nhiều doanh nghiệp khác (các tập đoàn, công ty lớn) dù không kinh doanh trong lĩnh vực sự kiện nhưng có nhiều hoạt động liên quan nên cần bổ sung các chuyên viên chuyên nghiệp vào đội ngũ của họ. Thực tế, thị trường hiện đang rất cần một đội ngũ đông đảo những người hoạt động chuyên nghiệp lĩnh vực tổ chức lễ hội và quản trị sự kiện.

Khóa 1 - Lớp Tổ chức Lễ hội và Quản trị sự kiện


Người chuyên nghiệp của Tổ chức lễ hội và quản trị sự kiện đòi hỏi đức tính gì?

Bức tranh toàn cảnh của hoạt động lễ hội - sự kiện tại Việt Nam đã tạo ra một cơ hội hấp dẫn ở hiện tại và trong tương lai cho các doanh nghiệp kinh doanh lễ hội - sự kiện. Bên cạnh đó, cơ hội cũng mở ra nhiều điều kiện việc làm mới mẻ cho người lao động. Người tham gia hoạt động tổ chức lễ hội - quản trị sự kiện đòi hỏi phải có sự bay bổng của óc sáng tạo, tư duy phong phú và tính thẩm mỹ cao. Kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ của công việc. Khả năng quản trị nhóm và điều phối nhịp nhàng công việc hiệu quả cũng là những đức tính cơ bản cần có. Nhìn chung, Tổ chức lễ hội - quản trị sự kiện là một nghề hay và khó nhưng bù lại nghề này dễ kiếm việc làm và có thu nhập cao rất phù hợp với giới trẻ thích khám phá, năng động.

Tổ chức Lễ hội và Quản trị sự kiện cụ thể là làm những gì và tìm học nó ở đâu?

Tham gia khóa học Tổ chức Lễ hội - Quản trị sự kiện, người học được trang bị những kiến thức lý thuyết cơ bản về lễ hội - sự kiện. Hiểu và phân biệt rõ ràng các loại hình kinh doanh lễ hội - sự kiện. Hiểu được vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế của tổ chức lễ hội - quản trị sự kiện. Tham gia thực hành các bài tập nhằm đảm bảo sự thành công các lễ hội - sự kiện có qui mô nhỏ cho đến qui mô hoành tráng. Nội dung cơ bản của khóa học bao gồm:
Tổng quan về tổ chức lễ hội - sự kiện. Vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế của tổ chức lễ hội - sự kiện. Thông qua lễ hội - sự kiện là cách đánh bóng thương hiệu hiệu quả. Tìm hiểu các loại hình sự kiện. Qui trình tổ chức một lễ hội - sự kiện. Tìm ý tưởng và xây dựng kịch bản tổ chức lễ hội – sự kiện. Chuỗi cung ứng cho lễ hội và sự kiện. Qui trình xin cấp phép tổ chức lễ hội - sự kiện. Đi tìm nguồn tài chính cho lễ hội - sự kiện. Nhân lực tổ chức lễ hội và sự kiện. Đảm bảo an toàn, an ninh cho lễ hội và sự kiện…
Khi hoàn tất khóa học, bạn sẽ được cấp Chứng chỉ tốt nghiệp của khóa học có giá trị toàn quốc và suốt đời. Bạn dễ dàng xin việc tại các công ty du lịch, các công ty tổ chức kinh doanh sự kiện, các khách sạn, các khu du lịch, trung tâm tiệc cưới, cùng nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau đều có nhu cầu tổ chức sự kiện cho hoạt động kinh doanh của mình.

Ngày hội Gia đình - SAVICO



Hiện tại, đơn vị duy nhất và tiên phong trong việc đào tạo khóa học chuyên nghiệp về “Tổ chức lễ hội và Quản trị sự kiện” là trường Trung cấp Nghề Việt Giao. Địa chỉ: 193, Vĩnh Viễn, Phường 4, Quận 10, Tp.HCM.











Sơ lược về trường Trung cấp Nghề Việt Giao



Ra đời từ năm 2000, Trường Trung cấp nghề Việt Giao là một trong những đơn vị đầu tiên đào tạo nhân lực cho ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh. Nhiều năm qua, chất lượng giảng dạy và học tập của sinh viên, học sinh của trường luôn được đánh giá cao bởi các nhà chuyên môn, các nhà quản lý trong và ngoài ngành du lịch. Hệ thống kiến thức chuyên môn được thiết kế hiện đại, bám sát thực tế và được xây dựng đầy đủ từ cấp độ các lớp nghề từ chứng chỉ khóa học, chứng chỉ sơ cấp nghề ngắn hạn, trung cấp nghề và liên thông cao đẳng đại học thuộc chuyên ngành du lịch. Học viên của Trường khi mãn khóa đễ dàng thích nghi với thực tiễn công việc.
Cho đến nay, đã có hàng nghìn học sinh, sinh viên tốt nghiệp và hàng trăm học viên ngắn hạn khác đã và đang theo học tại Trường. Nhiều đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành, khách sạn, resort hoặc kinh doanh các lĩnh vực khác đóng trên địa bàn Tp.HCM và các tỉnh cũng đã ký hợp đồng với Trường trong việc huấn luyện, đào tạo và chuyển giao công nghệ quản lý, chương trình của Trường luôn được cập nhật và ngày càng hoàn thiện cả về qui mô lẫn chất lượng.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

PHIÊU KHÚC LÃNG DU CA

1. Hành trình nào đưa ta về suối nguồn? Hành trình nào, gieo trong ta hương cuộc sống? Đưa người lữ khách xa khơi, xuôi về chốn cũ, bến mơ, dấu chân in kỷ niệm gọi mời.
Rời quê nhà, đôi chân vượt bao cánh đồng. Đường dặm dài, đi theo tiếng gọi sông núi. Nơi vùng trăng lỡ có con đò, khơi nguồn văn hóa chở câu hò, đưa ta sang cõi xưa mà riêng.
ĐK: Hà Nội xanh mắt ai?
Hạ Long in bóng mây?
Sapa chiều ta đứng trên đỉnh gió.
Sài Gòn xưa vẫn say.
Đà Lạt sương vẫn rơi.
Sóng ru hời sông Hương chiều bồi hồi.


Bên tầng tháp cổ



2. Về đền Hùng ta trở về quê mẹ. Tìm cội nguồn ta dâng hương ôi tổ quốc. Hỡi người trai trẻ xa nhà, xin đừng quên lối trăng tà. Chốn tâm linh, giống nòi Lạc Hồng.
Từ muôn trùng trong tim mình vẫn mong đợi. Vì mọi người, ca vang tự hào Việt Nam. Mang nền Văn hiến giống Tiên rồng, soi đường lữ khách chốn phiêu bồng, lãng du ca quê hương Việt Nam.
ĐK: Lạc Long Quân bóng cha!
Mẹ Au Cơ thiết tha!
Biên cương chiều, vang khúc ca hùng tráng.
Trời Văn Lang vẫn xanh.
Đường Việt Nam sáng ngời.
Lãng du ca vấn vương nụ cười.





Đôi lời tác giả


LÃNG DU CA là một du khúc phiêu bồng nói về nghề hướng dẫn, Thông qua phiêu khúc này nhăn nhủ với những ai là hướng dẫn viên thì phải luôn bồi dưỡng kiến thức và tâm hồn luôn cháy bỏng. Sống khao khát, làm việc hết mình, chia sẻ tận tình sao cho trọn vẹn hết cái tâm, cái tình của đời du ca. Phiêu khúc ca ngơi cái hay cái đẹp của đất nước Việt Nam xinh đẹp, ca ngợi truyền thống lịch sử oai hùng của dân tộc suốt chiều dài lịch sử 5.000 năm của dân tộc.
Người viết đã có thời gian gắn bó với ngành du lịch và từng giảng dạy trong ngành suót hai mươi năm qua, đã kinh qua công việc hướng dẫn và cũng từng tiếp xúc rất nhiều hướng dẫn viên giỏi và yêu nghề nên biết khá rõ về yêu cầu của nghề. Hôm nay, xin chia sẻ với mọi người đôi chút về cảm nghĩ về nghề thông qua nội dung Phiêu khúc Lãng du ca giới thiệu ở trên.

Note:

- Hoàn thành Phiêu khúc Lãng du ca có sự góp ý chân tình của nhạc sĩ Vũ Hoàng – người bạn lớn của tác giả.
- Người hướng dẫn được đề cập trong phiêu khúc là HẠ GIÊNG PHƯƠNG

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

SẢN PHẨM DU LỊCH – SẢN PHẨM CỦA SỰ CẢM NHẬN VÀ TINH TẾ

Sản phẩm cảm nhận

Trong dịch vụ du lịch, không có gì là cụ thể đối với sản phẩm du lịch đặc biệt khi cung cấp một dịch vụ mà dịch vụ đó là sự phục vụ. Tính chủ quan trong sự cảm nhận của du khách đối với dịch vụ này là điều kiện quan trọng quyết định đến chất lượng dịch vụ của sản phẩm. Du khách hài lòng hay không hài lòng đối với sản phẩm mà họ tiếp nhận? Họ hài lòng ở mức độ nào? Họ vui vẻ tiếp nhận dịch vụ hay lắc đầu, bĩu môi?
Không có gì có thể xác định được một cách cụ thể. Tất cả chỉ là sự cảm nhận của hài lòng hoặc không hài lòng mà thôi.

Sản phẩm tinh tế


Mọi doanh nghiệp du lịch cần làm cho du khách “ngộ” ra những điều hay, ý đẹp trong khi tiếp nhận một sản phẩm hoặc một dịch vụ du lịch. Điều đó chính là nét tinh tế và là mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp khi cung cấp sản phẩm du lịch cho du khách.
Ví dụ: Như thế nào là hợp vệ sinh, sự sạch sẽ của phòng ăn? Như thế nào là người hướng dẫn viên giỏi? cái đẹp, cái tinh tế trong thức ăn, thức uống là gì? Một hóa đơn đúng và chuẩn mực là như thế nào? Khi họ mỉm cười thỏa mãn và ồ lên ngạc nhiên đồng thời ngỏ lời khen tặng nhân viên phục vụ là khi đó sự phục vụ đã đạt đến ngưỡng cảm khoái. Sản phẩm đạt đến đỉnh cao chất lượng.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

THUẬT BIẾT NGƯỜI TRONG LÃNH ĐẠO

VŨ HẠC HOÀNG

Ngày xưa, khi Khổng Minh – Gia Cát Lượng còn ẩn cư nơi núi Ngọa Long đã viết ra thiên “Tri nhân” nói lên bảy cách biết người để dụng người. Bảy cách đó là:
1. Dùng lý lẽ thiệt hơn dò hỏi để biết chí hướng.
2. Nói cho họ biết khổ nhọc, khó khăn để xem đức dũng.
3. Giao công việc để lường chữ tín.
4. Lấy lý luận sắc bén dồn họ vào thế bí để biết tài ứng biến.
5. Chuốc rượu thịt no say để dò tâm tính.
6. Lập mưu thử họ để biết rõ kiến thức nông sâu.
7. Sử dụng bả lợi danh để đo lòng liêm chính



Ngày nay, nghệ thuật sử dụng con người trong kinh doanh đòi hỏi nhà quản trị phải biết rõ người để dụng người. Đó là yêu cầu quan trọng cho sự phát triển của công ty. Một doanh nghiệp vững mạnh hẳn nhiên phải có đội ngũ nhân lực giỏi, tận tụy và trung tín ở bên dưới.
Trung Quốc cùng một vài nước Đông Á khác, khi tuyển dụng nhân sự ngoài các chuyên gia giỏi về tâm lý lãnh đạo, chuyên môn còn có người hiểu biết sâu về nhân tướng học tham gia vào thành phần tuyển dụng. Họ sẽ tư vấn cho các nhà lãnh đạo qua nhân diện của ứng viên để tìm ra người phù hợp nhất bổ túc vào các vị trí quan trọng.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN RESORT

THƯỞ HỒNG HOANG CỦA RESORT

1. NHỮNG BỒN TẮM LA MÃ

Từ thời La Mã, hình thức khởi thủy của những resort được xây dựng hoàn toàn dành cho mục đích thư giãn và tắm công cộng. Vào buổi ban đầu, các resort tọa lạc ở Rome và gần các điểm như là Ostia chỉ để phục vụ những người lính Lê dương và sĩ quan của họ đóng quân dọc theo vùng duyên hải các nước Bắc Phi, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, vùng Baden – Baden ở miền Nam của nước Đức và vùng Thánh Moritz ở Thụy Sỹ, sau đó resort chu du sang nước Anh và cuối cùng hiện diện ở xứ Bath và Buxton của đất nước này.
Tham quan các bồn tắm là một cuộc thư giãn thú vị mà hầu hết các tầng lớp xã hội thời La Ma ưa thích. Thời đó tắm tập thể rất phổ biến bởi vì đó là những nhu cầu cần thiết của con người. Một hồ tắm công cộng kết hợp với tiện nghi bơi lội, thể dục và trung tâm hoạt động cộng đồng, sự thư giãn và trao đổi khi tắm sẽ làm thoải mái con người hơn sau một ngày làm việc mệt nhọc. Các bồn tắm ngày càng hấp dẫn hơn vì khi tham gia mọi người còn được phục vụ thức ăn, thức uống bên trong những cơ sở tiện nghi. Phí vào cổng không đáng kể cho cá nhân vào với mục đích tắm và còn mở rộng ra cho cả một nhóm người. Tuy nhiên, dấu hiệu hiếu khách là điều kiện thiết yếu cần có, những dấu hiệu này được xem như thể thức đầu tiên kiểm soát sự đánh giá của khách.

Một Bồn tắm thời La mã

Vào thế kỷ thứ 2 tr. CN, một hồ tắm công cộng thường rất nhỏ, trang trí khiêm tốn và có mục đích đầu tiên là phục vụ lợi ích thiết thực cho nhu cầu của mọi người. Các bồn tắm được xây dựng chia ra làm hai loại: loại cho đàn ông và loại cho đàn bà sau đó có tu sửa lại cho rộng hơn, thiết kế hấp dẫn hơn bằng sự khảm đá quý (cẩm thạch. Ở các bồn tắm trung tâm (Rome) tắm chung dường như là một một mode mặc dù trong thời kỳ này các hoàng đế như Hadrian, Marcus Aurelius ngăn cấm.
Các chuyên gia thời cổ đại ở Ostia đã cung cấp những mô tả về bồn tắm ở Neptune:
Những bồn tắm ở Neptune được xây dựng trên một phác đồ vuông, mỗi cạnh đo được khoảng 67 mét. Bồn tắm được phát triểu từ nam đến bắc, bắt đầu từ phía đông của tòa nhà là Frigidarium (bồn tắm lạnh), kế đến là Tepidaria (một loạt những phòng sưởi), Caldarium (bồn tắm nóng), trung tâm của toà nhà là Palaestra (trường dạy võ) mà ở đó việc tập luyện có thể thực hiện trước hoặc sau khi tắm. Phía nam và đông của trường dạy võ là một số phòng dùng cho việc vui đùa (nhiều bồn tắm dùng cho tiệc cưới, yến tiệc, những cuộc vui như điên được tổ chức bên trong các phòng, một phần của nhà tắm hoặc được thiết lập phục vụ cho họ). Toà nhà không có mặt tiền trên Decumanus, phía trước là một dãy các cửa hiệu mở hướng ra mái cổng và ở phía nam và tây là một cầu thang rắn chắc dẫn từ ngoài đường tới các căn hộ ở bên trong. Những bồn tắm này dù rằng thấp nhỏ được thiết lập bởi các hoàng đế ở ROME rộng rãi cho Ostia và chúng được thiết kế một cách hào phóng đẹp mắt.
Phác đồ của các nhà tắm ở Neptune (H.1) được minh họa và chỉ ra các yếu tố xây dựng resort xuất hiện vào thời điểm đó và được duy trì ở những thế kỷ sau đó, cấu trúc của kiến trúc có một cửa với những hoạt động ngoài trời trãi rộng ra bên cạnh những tiện nghi thể thao, nhà hàng, chỗ lưu trú và các cửa hàng.
Ở vùng xa xôi hẻo lánh, các nhà tắm thường tọa lạc ở vùng có suối nước nóng. Giá trị thật sự mang lại của các suối nước nóng là sự phục hồi sức lao động điều này đã được biết từ rất sớm. Người Hy Lạp kết nối các suối nước nóng với thượng đế và xây dựng ở vùng này trở thành thánh địa nơi đó có các bệ thờ nước sẽ phun trào ra. Ơ các vùng thánh địa phun trào này, các bồn tắm thỏa mãn nhu cầu của lính Lê dương La Ma, phát triển chậm hơn Ơ Anh, nước nóng xứ Bath nổi tiếng, chúng được xem như là kỳ quan thứ tám của thế giới cổ xưa.

Khi triều đại các hoàng đế La Mã suy yếu và lính lê dương rút khỏi Anh vào khoảng năm 410 sau CN, xã hội ở Bath và Buxton cũng suy tàn mãi đến thế kỷ thứ 17 khi mà đường xá ở London được cải thiện, những sáng kiến tái hiện lại nhu cầu này trên sân khấu và lặp tức sự vui thích được thực hiện trong các chuyến lữ hành. Trong thời trung đại, du lịch đảm nhận chính cho các mục đích kinh doanh và tôn giáo.

2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC RESORT SPA THỜI CỰU LỤC ĐỊA.

Thời cựu lục địa tức vào khoảng TK 14, Bỉ đã thiết kế chương trình vật lý trị liệu ở resort rất nổi tiếng. Vùng đất được khai phá vào năm 1326 bởi một người thợ gang người Bỉ tên Colin Le Loup. Do bị bệnh, ông phải điều trị trong thời gian dài bên dòng nước giàu chất sắt ở gần Liege. Tri ơn cho đợt trị bệnh của mình, ông xây dựng vùng đất trở nên phổ biến. Vài năm sau đó, một thị trấn của người Bỉ mọc lên ngay suối nước nóng, nó trở thành điểm hấp dẫn chính trong khu vực.
Thời kỳ Phục hưng, sự phát triển của Spa ở Anh làm phục hồi lại các resort truyền thống của Anh. Sau cuộc chiến dài và ảnh hưởng từ sự hạn chế của Thanh giáo, con người lấy lại quân bình, sẵn sàng mua sự vui vẻ (Vua Charles II đã thường xuyên đến các resort nổi tiếng của thời kỳ này: Tunbridge Wells, Harrogate, Bath and Buxton). Các bác sĩ, người thiết lập các tính chất cảm ứng trong việc điều trị bệnh ở những dòng suối khác nhau, bắt đầu từ việc đẩy mạnh dòng nước của Tunbridge Wells như là một được phẩm kích thích tình dục.
Ở xứ Bath, câu chuyện về kích thích tình dục được tin tưởng hơn bởi vì các bồn tắm ở đó thường nóng và luôn luôn được liên kết với nhà thổ. Catherine of Braganza, vợ của Vua Charles có một cuộc viếng thăm các nơi này trong một nỗ lực trị bệnh không con của bà nhưng vô hiệu.
Nữ hoàng Catherine lưu trú trong một ngôi nhà thuê của một Bác sĩ vùng Mount Ephraim, thuê bởi Sir Edmund King, đoàn tùy tùng của bà cắm trại và nghỉ ở vùng lân cận. Mỗi buổi sáng họ lao xuống các dòng suối vẫy vùng thỏa thích trong làn nước và đua nhau cười vang….

Lịch sử hình thành và phát triển resort trên thế giới là một quá trình dài và nhiều biến đổi. Bắt đầu từ những bồn tắm công cộng ở La mã cổ đại nhằm tạo ra sảng khoái cho lính Lê dương và sĩ quan của họ. Những hình thái phát triển cao hơn được định hình ở các thời điểm sau đó, tùy theo đặc điểm của văn hóa bản địa mà các resort hình thành truyền thống mang phong cách riêng của Châu Au hay của Châu Mỹ. Những thể thức đó vẫn được duy trì và còn được ứng dụng cho đến ngày nay.
Người ta ví rằng, sự phát triển resort là một bức tranh nhiều màu sắc. Bức tranh đó không chỉ phản ánh lịch sử phát triển của resort mà nó còn phản ánh được văn minh phát triển của ngành giao thông vận tải và du lịch lữ hành trên thế giới. Tàu thủy, xe ngựa, tàu hỏa, ô tô, máy bay và phản lực … tất cả những thứ đó đều ảnh hưởng đến sự tiến triển của resort. Ở Châu Au và Châu Mỹ, những resort sớm nhất được xây dựng quanh những suối nước khoáng. Việc cải thiện đường xá và giao thông đã thúc đẩy sự phát triển của các resort miền duyên hải và miền núi. Do sự bùng nổ du lịch lữ hành vào những thập niên cuối TK 20 và đầu TK 21 mà nhiều resort diễm lệ, sang trọng cũng đã được xây dựng khắp mọi nơi thậm chí ngay cả vùng hẻo lánh nhất của thế giới.
Truyền thống của resort là phát triển theo mùa vụ, resort hoạt động 4 mùa là một thể thức mà người ta nhắm đến trong đời sống kinh doanh hiện đại. Dưới áp lực kinh tế, hoạt động mùa vụ không còn phù hợp, thị trường khách hàng, sự thay đổi xu hướng nghỉ ngơi, giờ lao động được rút ngắn, thời gian thư giãn gia tăng, sự hoàn thiện của giao thông vận tải… các nhân tố này cũng là những nguyên nhân thúc đẩy resort chuyển hướng hoạt động.

Sẽ học được gì từ viễn cảnh và sự phân hóa của resort trong lịch sử phát triển của nó? Bài học đầu tiên là, ước muốn đi du lịch nhằm thư giãn đã ăn sâu vào tâm khảm của con người (trong mỗi con người đều có dòng máu du lịch chu chuyển) khi chưa đủ điều kiện, nhu cầu du lịch vẫn tiềm ẩn chờ đợi và khi điều kiện chín muồi thì nhu cầu du lịch bộc phát, thúc đẩy chúng ta phải đi nhằm thỏa mãn thị hiếu. Dòng máu đó, nhu cầu đó chính là thị trường tiềm năng lớn lao đối với các resort nghỉ dưỡng, đây cũng là bài học thứ hai mà các nhà marketing và quản lý resort lưu ý. Bài học thứ ba cũng rất đáng quan tâm: những giới hạn về thị phần của resort, sự thay đổi của các yếu tố xã hội, sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng, những thay đổi về nhân khẩu học, các tiêu chuẩn thiết lập của chất lượng và dịch vụ nơi đến, quan niệm về truyền thống mới, sự cạnh tranh, nét hấp dẫn của resort, sự tăng giảm khách hàng, co giãn dân số… là những yêu cầu kỹ thuật quan trọng của người kinh doanh resort. Cải tiến quản lý, tái thiết và tăng vốn đầu tư, phòng chống những hình ảnh cũ kỹ và ô nhiễm môi trường dường như đấy chính là chìa khóa duy trì sự tồn tại lâu bền cho vòng đời sản phẩm.
Từ thập niên 50 của thế kỷ trước, du lịch hiện đại đã mang đến cho resort một quan niệm thị trường khách mới. Các nhà quản lý resort xây dựng phương thức kinh doanh và chọn cho mình mục tiêu tiếp thị mới, mục tiêu khách hàng trọng tâm của chiến lược là các gia đình, các nhóm khách đặc biệt của gia đình,…. Các loại tour nghỉ dưỡng trọn gói cho gia đình, tour cho nhóm khách đặc biệt với những tiện ích cao cấp không theo thể thức thông thường là những tour sẽ đáp ứng cho thị trường khách này. Các nhà điều hành resort đã có cái nhìn xuyên suốt vào thị trường rộng lớn với nỗ lực quyết tâm khai mở thị trường tiềm năng này.

Resort tạo ra môi trường làm tăng cảm giác hạnh phúc và hưởng thụ thông qua việc cung cấp nơi cư trú sang trọng, thức ăn thức uống ngon miệng, vui chơi giải trí phù hợp bên cạnh những thiết bị cao cấp tương xứng, kết hợp với các vùng giải trí lân cận thân thiện và cao hơn là lòng hiếu khách của con người. Việc gia tăng sự giàu có trong xã hội và gia tăng thời gian giải trí dẫn đến các nhu cầu cho thư giãn tăng lên. Sự phát triển của resort vẫn còn ở phía trước mà các nhà quản lý cần phải xác định: nghiên cứu hiện tượng này để truyền bá ảnh hưởng của resort trong vài thập niên nữa sẽ là điều chắc chắn.
Như một xu hướng, góp phần mở rộng quan niệm resort để từ đó nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nghỉ dưỡng mới, nghỉ dưỡng chính là nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân loại.

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

KDL SINH THÁI VƯỜN XOÀI - MIỀN QUÊ KÝ ỨC!

‘Vườn rộng tre xanh mắc hiên nhà
Xoài điểm bông vàng trái đẩy đưa
Nắng biếc mây xanh, trời lưng lững
Ru lòng ai lạ chốn chiều thôn”


Bài thơ “Vườn Xoài Vịnh” thanh bình, ru lòng người đưa ta khẽ chạm vào miền đất xa xăm của một thời ký ức. Bạn sẽ được đắm mình trong không gian tươi mát của tre xanh, được nhìn thấy những quả xoài chín vàng đung đưa trong nắng, được miên man bên mảng trời bao la buổi chiều tà, được về với những tháng ngày thơ trẻ và cùng được cười giòn tan dưới bóng trăng thanh, gió mát.




Để tận hưởng trọn vẹn cảm giác yên bình của vùng đồng quê ấy, hãy khoác lên mình chiếc balô thẳng tiến Khu du lịch Sinh thái Vườn Xoài để có được một ngày sống với cảm giác an bình, thảnh thơi cùng sông, nước, ruộng vườn. Không khí miền quê trong lành mang màu sắc đặc thù của vùng đất Đông Nam bộ, quanh năm hai mùa mưa nắng làm nên sự phong phú của các sản vật nơi đây và nền văn hóa đa dạng. Có thể nói, Vườn Xoài là món quà tuyệt đẹp mà thiên nhiên trao tặng cho Long Thành nói riêng và con người Đồng Nai nói chung.
Giữa chốn thị thành náo nhiệt, ta bỗng phát hiện ra một miền quê xanh mát nằm nép mình ven đô. Khí trời trong lành, cỏ cây xanh mướt bạt ngàn soi mình bên dòng suối Huynh Đệ hiền hòa róc rách quanh năm. Từng giề lục bình bập bềnh uốn lượn giữa vườn dừa, ẩn hiện men bờ ao là căn chòi lá đơn sơ. Đâu đó, những khóm tre xanh của Vườn tre Bát Độ thấp thoáng, dưới gốc muôn vàn búp măng như những đốm lửa lập lòe tô thêm màu sắc cho bức tranh đồng quê thêm toàn bích…



Diện tích hơn 35 ha, Vườn Xoài hân hoan đón chào du khách cùng một vườn trái cây của vùng quê yên bình. Bách Lan Viên với trăm hoa khoe sắc, Bến Du Tiên đẹp huyền diệu dưới trăng, Đồi Vọng Cảnh đầy mộng mơ, Quảng trường Thảo Nguyên xanh mát, Hồ Hương Giang êm đềm, đường Trạng Nguyên vimh quang, Nhà nghỉ Bình An đầy đủ tiện nghi và thoải mái…tất cả đã cùng góp sức tạo nên sự đa dạng cho KDL Sinh thái Vườn Xoài.
Bạn sẽ thực sự ngạc nhiên khi bước vào khu rừng hoang dã, mặc sức chiêm ngưỡng hàng ngàn con cá sấu lớn nhỏ, cưỡi ngựa qua đồng cỏ mênh mông để chụp hình cùng những chú gấu ngộ nghĩnh, chơi đùa cùng khỉ con, xem cá Hải tượng nặng hơn trăm ký, ngắm các cô công múa, cùng xem nai, heo rừng và các loại thú hoang dã khác.
KDL Sinh thái Vườn Xoài còn làm ngạc nhiên du khách bằng chính những trải nghiệm đầy bất ngờ đến nghẹt thở khi thả mình với môn trượt cỏ, môn thể thao mới ở Việt Nam. Đây chính là thiên đường dành cho những ai đam mê trò chơi mạo hiểm có cảm giác mạnh để lướt mình trên thảm cỏ mượt mà, say theo làn gió mát bỏ lại đằng sau tất cả lo toan bận rộn của cuộc sống thường ngày để trở về thời thơ ấu hồn nhiên với nụ cười vang tươi trẻ.



Sao bạn không thử thách cảm giác làm “anh Hugo” khi ngồi trên lưng đà điểu? Đó là lời đề nghị đầy lý thú để bạn có thể lạc vào thế giới hoạt hình vui nhộn với cuộc đua tài vui cưỡi đà điểu thật hấp dẫn.
Ngôi nhà cổ hàng trăm tuổi thấp thoáng sau những cội mai trầm mặc làm tôn thêm màu sắc cổ kính và tĩnh lặng. Tại đây, bạn có thể thư giãn tâm hồn mình bằng cách ngồi đọc sách bên cạnh tách trà xanh Thái Nguyên và chụp hình bên chiếc Vespa cổ…
Bất ngờ hơn nữa là bạn có thể dạo chơi trên mặt hồ bằng cách đi thuyền kayat hoặc thuyền thúng để khám phá vùng sông nước miệt vườn Nam bộ trên Hồ Mẫu tử. Cũng tại hồ này, hàng tháng diễn ra ngày hội câu cá một sân chơi cho những tay sát cá cự phách thi thố tài nghệ với đồ nghề đi câu chuyên nghiệp
Còn gì vui thích hơn khi tọa lạc ở nhà hàng Lan Hải Yến, ngôi nhà có mái ngói đỏ nằm ven hồ để dùng bữa cơm cây nhà lá vườn.Với món rau lá hái quanh vườn làm canh thơm ngát mùi đồng nội, vài miếng thịt heo lai rừng nướng trên bếp than hồng chín vàng ươm, món gỏi đà điểu Vọng Nguyệt nhâm nhi cùng rượu đế Vườn Xoài đậm đà thì không bút nào lột tả hết.
Chưa hết, bạn còn có thể tham quan tìm hiểu các loài sinh vật cảnh như: bộ sưu tập đá cảnh, bộ gỗ lủa, các cây cổ thụ, vườn bonsai, kiểng Linh Sam và tìm hiểu 8 loài tre khác nhau sinh trưởng ở Vườn Xoài.

KDL Sinh thái Vườn Xoài – Một miền quê đầy ký ức! Nơi mà ai cũng từng ao ước một lần được lạc vào. Có thể nói, Vườn Xoài là một “chiếc du thuyền ngược thời gian” để đưa ta trở về vùng đất tuổi thơ hồn nhiên thơ mộng: sông nước, đất trời và màu xanh biếc của cỏ cây như mãi lưu giữ vẻ đẹp bí ẩn trong ngàn năm kiến tạo…

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

CƠM XÀO GHẸ PHÚ QUỐC

Miền Bắc gọi là cơm rang, miền Nam gọi là cơm chiên, Phú quốc gọi là cơm gì nếu cũng công thức chế biến tương tự? Xin giới thiệu đến du khách một món ăn rất đặc sắc của vùng biển cực nam của tổ quốc: món Cơm xào ghẹ Phú Quốc.

Không tảpílù như cơm Hến của Huế, không màu sắc rực rỡ như cơm chiên Dương Châu của Trung Hoa, cơm xào ghẹ Phú Quốc là cốt cách của đất, là tinh túy của biển, là tinh thần của người phương Nam Việt Nam. Thực chất món cơm ghẹ này chỉ là món cơm trộn và xào đã được cách điệu từ món cơm trắng hàng ngày của người nông dân.
Thành phần chính của cơm xào ghẹ Phú Quốc là cơm trắng, thịt ghẹ bóc sẵn, hành tây xắt lát mỏng, tỏi, ít tương cà vàng, dầu ăn. Thịt ghẹ khoảng 300g bỏ vào chảo xào sau khi phi tỏi vàng cùng với hành tây, cơm trắng khoảng một ký cho năm người dùng. Tương cà giúp cho món ăn có màu sắc đẹp, nêm gia vị vào để có hương vị ngon, khi chế biến cũng thể dùng hạt nêm Knorr thay thế cho gia vị.

Theo cô Mỹ Phượng, bếp trưởng Kim Hoa Resort: Cơm xào ghẹ Phú Quốc khi chế biến có màu vàng ươm cũa tơ vàng óng ánh rất đẹp. Cơm khi xào xong được ăn kèm với dưa leo xắt nhuyễn, rau tươi, cà chua xắt lát dùng với nước mắm pha chế sẵn. Đây là món ăn ngon, giàu chất đạm, vị lạ đặc trưng rất ấn tượng và cũng rất khó quên.

Du khách có thể thưởng thức món cơm xào ghẹ Phú Quốc tại Kim Hoa Resort (KP 7, Trần Hưng Đạo, Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang).

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

MÓN LẠ PHÚ QUỐC

GHẸ SACHIS


Phú Quốc, một thiên đường du lịch mới của Việt Nam. Khắp mọi nơi, du khách đến tham quan du lịch, nghỉ dưỡng ở đảo ngọc ngày càng nhiều. Để giúp du khách có thêm những hiểu biết về văn hóa, lịch sử, môi trường sống của con người Phú Quốc trong thời gian tham quan đảo, chúng tôi xin giới thiệu một vài các món ngon đặc biệt của đảo nhằm làm phong phú chuyến đi của du khách.

Ghẹ Sachis, là một trong những món ăn đặc biệt nhất của đảo ngọc Phú Quốc: lạ miệng, ngon, bổ dưỡng và ngạc nhiên là những mỹ từ mà du khách sẽ khó quên khi thưởng thức món ngon này. Chế biến món đặc sản này người dân nơi đây thường chọn một số nguyên liệu gồm: trứng, thịt ghẹ, thịt ba chỉ, bún tàu, nấm mèo trắng, tiêu, tỏi và thực hiện như sau: tỏi băm nhỏ, bún tàu cắt ngắn, thịt ba chỉ, nấm mèo băm nhuyễn, riêng ghẹ chỉ lấy phần thịt đùi của ghẹ rồi bóp nhuyễn sau đó tất cả nguyên liệu trộn đều lên và cho gia vị vào. Gia vị gồm đường, tiêu, bột ngọt, hành lá… ướp gia vị xong rồi hấp cách thủy khoảng 10 phút. Khi hấp, chúng ta không đặt hỗn hợp này vào đĩa, chén hoặc bát lớn mà đặt chúng vào một cái mai ghẹ đã rửa sạch. Theo cô Mỹ Phượng bếp trưởng của Kim Hoa Resort thì đối với ghẹ thì nên chọn loại ghẹ tươi khoảng 40 con/kg, bởi vì mỗi cái mai ghẹ như thế khi đã chế biến xong thì khẩu phần ăn sẽ vừa miệng cho một người ăn, nếu mai ghẹ quá lớn, e rằng một người sẽ khó thưởng thức hết một khẩu phần mà trái lại còn gây cảm giác ngược. 10 phút sau khi hấp và để tạo cho món ăn có màu sắc đẹp đầu bếp sẽ dùng phần tròng đỏ trứng đánh tan đều rồi rưới lên (trứng nên chọn trứng của gà ta nếu chọn trứng của gà công nghiệp thì màu sẽ không được hấp dẫn). Tiếp tục hấp khoảng vài phút để phần trứng đỏ bám vào thịt sau đó lấy ra dùng nóng chấm với muối tiêu chanh. Điều ngạc nhiên nhất là khi thưởng thức món ghẹ Sachis này thực khách sẽ phải ăn luôn cả cái mai ghẹ dùng để chứa thịt hấp. Do vậy, một số nơi người ta còn chiên vàng ghẹ Sachis lên mục đích là làm giòn cái mai ghẹ sau đó mới dùng. Cảm giác đặc biệt nhất sẽ là ở chỗ này đây.

Món ghẹ sachis là món ăn truyền đời của người dân đảo Ngọc, món ăn chế biến rất công phu, khó làm nên thường vào những dịp lễ quan trọng như cưới hỏi, đám tiệc thì người ta mới thực hiện. Tuy nhiên du khách khi đến Phú Quốc nếu muốn thưởng thức món ngon đảo Ngọc này, thì có thể ghé Kim Hoa Resort (KP 7, Trần Hưng Đạo, Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang) để thưởng thức.

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

KDL SINH THÁI VƯỜN XOÀI: VÙNG ĐẤT LỄ HỘI - VÙNG ĐẤT SỰ KIỆN

 Hoạt động chỉ gần năm năm, thế nhưng KDL Sinh thái Vườn Xoài là một địa điểm có nhiều thuận lợi trong việc tổ chức những lễ hội và sự kiện quan trọng cho thành phố Biên Hòa nói riêng và cho tỉnh Đồng Nai nói chung.

Vườn Xoài có đất đai rộng lớn, cảnh quan xinh tươi, nhiều công trình thiên nhiên và nhân tạo hấp dẫn như: Quảng trường Thảo Nguyên, hồ Mẫu Tử, Khu nghỉ dưỡng Bình An, Rừng tre Bát Độ, đường cổ Trạng Nguyên, đồi Vọng Cảnh, suối Huynh Đệ, sân khấu Trống Đồng … Vườn Xoài có nhiều bãi cỏ đẹp, nhiều khoảng không gian xanh mát, nhiều điểm riêng tư lý thú tạo điều kiện thuận lợi cho công ty và cá nhân tổ chức ngay hội hay sự kiện cho riêng mình. Bên cạnh đó, Vườn Xoài còn có diện tích mặt hồ lớn, có dòng suối thiên nhiên rộng, có hồ bơi hấp dẫn rất tốt cho các trò chơi hoặc các lễ hội mang phong cách trên bến dưới thuyền. Nhiều con đường quanh co, uốn lượn từ các nơi dẫn về trung tâm phù hợp cho những lễ hội mang phong cách xưa lẫn hiện đại.


Vườn Xoài vốn là một trang trại nên chủ động được nguồn thực phẩm đồi dào, đặc sản tự lực như: đà điểu, cá sấu, heo lai rừng, rau xanh…lúc nào cũng sẵn có, tươi sống và rất an toàn có thể phục vụ cùng lúc nhiều ngàn người mà không chút băn khoăn về sự thiếu hụt. Đội ngũ tay nghề của nhân viên tổ chức sự kiện và phục vụ lễ hội vững vàng đủ đáp ứng những yêu cầu cao nhất của du khách.
Vườn Xoài hội tụ sự thuận lợi, chính sự hội tụ những thuận lợi đó đã góp phần tạo ra những sản phẩm độc đáo, đặc thù cho KDL Vườn Xoài trong thời gian qua như:
Lễ hội Xe cổ, qui tụ cùng lúc hơn 800 xe vespa cổ các đời và 60 xe hơi cổ tạo ra một đại tiệc hoành tráng chưa từng diễn ra trên cả nước trước đây. Hội thi chim chích chòe lửa hót cũng đã được tổ chức tại Vườn Xoài và hội thi này sẽ được diễn ra truyền thống hàng năm. Vườn Xoài đã được chọn làm địa điểm tổ chức Lễ hội Văn hóa, thể thao và du lịch chào mừng Biên Hòa - Đồng Nai tròn 310 năm tuổi.


Với thế địa linh, Vườn Xoài không những là vùng đất tốt cho hoạt động lễ hội mà còn đóng góp cho địa phương Biên Hòa - Đồng Nai các ngày đặc biệt mang phong cách hội hè như: Ngày hội câu cá diễn ra mỗi cuối tháng, Đêm Hoa đăng được tổ chức vào tối 14 âm lịch hàng tháng, Ngày hội Người cao tuổi đễn ra tuần thứ hai của tháng và Ngày hội Thú cưng được sắp xếp vào ngày cuối tuần thứ ba của tháng.






 Trong tương lai, Vườn Xoài sẽ xây dựng thêm vài chục căn bungalow cao cấp, khu mát -xa tiện nghi, cải tiến dịch vụ vui chơi giải trí, thêm nhiều tiện ích cho công nghệ thư giãn, xây dựng đội ngũ nhân viên tổ chức và phục vụ sự kiện, hội nghị chuyên nghiệp hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Yêu thiên nhiên mời ghé Vườn Xoài, lời mời gọi chân tình mà Vườn Xoài muốn nhắn nhủ quý khách hàng. Mọi tổ chức, cá nhân khi muốn xây dựng Brandbuilding, Teambuilding hay một đại tiệc hoành tráng nào thi xin hãy đừng quên Vườn Xoài cho những ý tưởng to lớn của quý vị.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

KHÁCH SẠN TÂN SƠN NHẤT – NƠI BÌNH MINH CHIM HÓT

Khách sạn Tân Sơn Nhất có hơn 90 phòng tiêu chuẩn quốc tế, được thiết kế theo lối kiến trúc Pháp, tọa lạc tai khuôn viên trên 30.000m2 rợp bóng cây xanh. Có dịp đến đây, bạn sẽ thấy tâm hồn như dịu lại khi bước chân bạn vừa đặt qua cổng khách sạn. Nhiều cây ăn trái đặc thù của vùng sông nước Nam bộ như: xoài, dừa, mận, mít…có tuổi thọ hàng chục năm, toả bóng phủ mát những dãy nhà chạy dài hơn 300m nhìn ra đường Hoàng Văn Thụ, các dãy nhà có độ cao không quá hai tầng, một cao độ tiêu biểu của các biệt thự ngoại ô Việt Nam. 


Trong thời gian chiến tranh (trước 1975) nơi đây thuộc khu Tổng hành dinh quân đội chính quyền Sài Gòn, từng là nơi ở, nơi làm việc của tổng thống, thủ tướng chế độ Sài gòn. Sau đại thắng Mùa xuân 1975, nơi này trở thành trụ sở làm việc của vị Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử – Đại tướng Văn Tiến Dũng. Từ 1989 đến nay, Tân Sơn Nhất trở thành nơi đón tiếp và phục vụ các vị khách trong và ngoài nước. Có thể nói: mỗi gốc cây, mỗi ngọn cỏ, mỗi khoảnh sân, mỗi căn phòng hay từng vật dụng bày trí trong khuôn viên khách sạn đều mang một giá trị lịch sử nhất định, chứa đựng nhiều yếu tố tinh thần, tất cả đều có thể là chứng tích của một giai đoạn lịch sử oai hùng. Đến Tân Sơn Nhất hôm nay, bạn sẽ cảm nhận hiện thực phần nào giai đoạn lịch sử ấy và điều này chắc chắn hứa hẹn nhiều bất ngờ thú vị.
Nằm ngay cửa ngõ Sân bay Tân Sơn Nhất, cạnh trục đường chính vào trung tâm thành phố, Khách sạn sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách quốc tế, khách quá cảnh, khách trong nước đi du lịch, đi công tác, tham quan triễn lãm hoặc tham gia hội thảo hội nghị,… Hệ thống sáu nhà hàng của khách sạn có sức chứa lớn với nội thất ấm cúng – tao nhã, không gian thơ mộng sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu lễ tiệc, chiêu đãi, hội nghị, cưới hỏi. Bên cạnh đó, Khách sạn còn có sân tennis và nằm cạnh các trung tâm thương mại, thể thao: Trung tâm Triển lãm quốc tế, Siêu thị Miền Đông, Sân golf 198 Hoàng Văn Thụ, Sân vận động, Nhà thi đấu thể thao Quân Khu 7… đáp ứng cho khách lưu trú có nhu cầu thư giãn, mua sắm hay nghỉ dưỡng.


Nhiều năm qua, kinh doanh lưu trú của Khách sạn luôn ở mức cao, trung bình từ  85 đến 90% công suất phòng, có những ngày Khách sạn phải xin lỗi và từ chối khách vì không có phòng đáp ứng. Với lợi thế về sân bãi, cảnh quang, cơ sở hạ tầng Khách sạn Tân Sơn Nhất được liệt vào danh sách những trung tâm tổ chức tiệc cưới danh tiếng khu vực các quận Gò Vấp. Phú Nhuận, Tân Bình. Vào mùa cao điểm, có ngày Khách sạn phải tổ chức cho tám tiệc cưới với khoảng 400 bàn tiệc xấp xỉ 5000 lượt khách đến dự, doanh thu từ kinh doanh tiệc lớn gấp nhiều lần so với doanh thu từ kinh doanh phòng, đây là con số mơ ước của nhiều đơn vị kinh doanh khác trong Thành phố.
Tân Sơn Nhất, một địa điểm lý tưởng – một Khách sạn xanh, sạch có môi trường và cảnh quan trong lành vào bậc nhất của Thành phố hoa lệ này. Khách du lịch có thể lựa chọn địa điểm này bổ sung vào danh sách các nơi có dịch vụ cần thiết cho mình, điều đó góp phần gia tăng sự nhộn nhịp và làm phong phú hóa môi trường kinh doanh du lịch cho Thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ khách sạn Tân Sơn Nhất: 200, Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, Tp.HCM

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

5 NGHỀ HỌC NHANH ĐỂ CÓ VIỆC LÀM NGAY

Dưới đây là 5 nghề học nhanh để có việc làm ngay, giúp người lao động và các bạn trẻ tìm việc dễ dàng:

1. Nghề phục vụ (quán ăn, quán café, nhà hàng)

Việc ăn uống đối với một thành phố gần 10 triệu dân đã mở ra một cơ hội sôi động cho cả người kinh doanh ăn uống và cả người tìm việc làm. Nghề phục vụ là một trong những nghề dễ tìm việc làm nhất trong các nghề tại Tp.HCM. Bạn biết rằng, con người ta không thể nào không ăn, không uống dù chỉ nữa ngày. Chính vì thế mà các quán ăn, quán uống mở cửa rất nhiều đồng thời nhu cầu tìm người phục vụ cho các cơ sở kinh doanh ăn uống cũng rất cao. Để làm người phục vụ, bạn cần chuẩn bị tinh thần phục vụ, lấy sự hài lòng của khách làm niềm vui nghề nghiệp của mình và nhiệt tình không nề hà trong công việc là thước đo thành quả của bạn.
Để tìm việc, bạn có thể học nhanh các khóa nghiệp vụ nhà hàng ngắn hạn ở các trung tâm dạy nghề hoặc các trường trung cấp nghề trong thời gian từ 1 – 3 tháng là có một công việc với mức lương kiếm sống được.

2. Nghề pha chế thức uống

Nghề pha chế thức uống là một nghề khá thú vị. Người pha chế thức uống được xem như là vị phù thủy phép thuật của các loại thức uống cocktail và mocktail (cocktail - các loại thức uống có cồn; mocktail - các loại thức uống không có cồn). Tại thành phố Hồ Chí Minh, khi mà nhu cầu giải trí ở các quán bar, café của giới công chức, nhân viên văn phòng, học sinh - sinh viên tăng cao thì việc cần người pha chế giỏi, thạo nghề trở nên hấp dẫn những người tìm việc.
Nghề này phù hợp với các bạn trẻ có độ tuổi từ 18 đến 32. Nghề sẽ thật sự hấp dẫn và có ý nghĩa hơn khi các bạn tiếp tục học khóa nâng cao Showmanship (tung hứng chai và biểu diễn khi pha chế). Khi ấy, bạn không chỉ là người pha chế bình thường mà còn là người nghệ sĩ biểu diễn trong lúc phục vụ khách.
Bạn chỉ cần tốt nghiệp phổ thông cơ sở là có thể học nghề này. Sau 2 tháng học nghề là bạn có thể ung dung tìm việc dễ dàng. Nếu có kỹ thuật pha chế tốt, giao tiếp vui vẻ, mềm mỏng và biết chăm sóc khách hàng là tin chắc một việc làm thú vị sẽ đến với bạn.

3. Nghề chế biến thức ăn (nghề bếp)

Cũng giống như nghề phục vụ nhà hàng, nghề chế biến thức ăn là một trong những nghề khá hot cho những người có tay nghề vững vàng. Thu nhập cao, sạch sẽ, ăn ngon, chế biến món ăn theo sở thích của mình là điều mà ai có quyết tâm cũng làm được. Đối tượng học nghề này không phân biệt nam, nữ, già trẻ.Yêu cầu đối với người học nghề là yêu thích chế biến món ăn, sạch sẽ, biết giữ vệ sinh và biết trang trí món ăn.
Bạn chỉ cần tốt nghiệp trung học cơ sở là có thể học khóa bếp căn bản với 3 tháng học tập là sành điệu phương pháp chế biến 60 món ăn Việt Nam. Nếu muốn học món ăn Âu thì đòi hỏi trình độ cao hơn một chút vì phải biết ngoại ngữ để gọi tên món. Bạn cũng có thể học cách làm bánh ngọt (bánh Âu) hoặc học trang trí rau củ quả với thời gian học ít hơn. Nếu bạn có ít vốn và muốn tự làm chủ mở quán ăn đặc sản như: bún bò Huế, hủ tiếu, phở bò, bánh pizza… thì đăng ký học cách chế biến trong vòng một ngày tại một trường nghề là về có thể mở tiệm, quán kinh doanh ngay được.

4. Nghề chăm sóc người cao tuổi, người bệnh

Nếp sống đô thị làm người già ngày càng cảm thấy cô đơn. Hoàn cảnh gia đình ít con, công việc làm ăn bận rộn đã làm cho thế hệ con cái ít có cơ hội và thời gian chăm sóc bố mẹ, ông bà. Nếu như không may, người già gặp phải bệnh tật thì càng thêm chua xót, nghịch cảnh neo đơn, không người chăm sóc hay trò chuyện ngay trong nhà mình hoặc trong bệnh viện là chuyện diễn ra ngày càng phổ biến. Nhu cầu thay thế thân nhân chăm sóc người cao tuổi, người bệnh mỗi khi bận rộn nảy sinh mỗi lúc một nhiều.
Công việc chăm sóc người cao tuổi, người bệnh không đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao. Chỉ cần có tấm lòng yêu thương, đôi bàn tay nhẹ nhàng là bạn có thể làm việc được sau một khóa nghiệp vụ chăm sóc ngắn hạn từ 1- 2 tháng. Tiền thu nhập khá giúp bạn giải quyết nhu cầu cá nhân và trang trải chuyện học hành khoảng thời gian đầu tại thành phố là điều có thể.

5. Nghề giúp việc nhà

Đối tượng làm nghề này không phân biệt thành phần, giới tính, tuổi tác (ngoại trừ người cao tuổi). Tuy nhiên, nghề này không phải là nghề của các cư dân đô thị mà là địa hạt của những người từ các tỉnh lẻ đến thành phố tìm việc. Sinh viên các trường cao đẳng, đại học cũng có thể làm việc này để kiếm tiền trang trải việc học bằng những hợp đồng giúp việc làm theo giờ hoặc theo buổi.
Nghề giúp việc nhà đòi hỏi bạn phải có lý lịch rõ ràng và nhân thân tốt. Kỹ năng nghề nghiệp không là vấn đề để băn khoăn nhưng sự trung thực sẽ là vốn quý của những người thực hiện công việc này. Chỉ cần có chút ít quyết tâm, sự tận tâm, trung thực là bạn có thể tìm công việc mưu cầu “chuyện lớn” cho sự nghiệp tương lai của mình!
Hy vọng với 5 nghề giới thiệu ở trên sẽ giúp bạn định hướng được việc làm của mình ở thời điểm ban đầu hoặc chọn cho mình một nghề ưng ý nhất trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

Đặng Thanh Vũ

Một số trung tâm, trường trung cấp nghề có các khóa học đáp ứng nhu cầu của bạn:
  1. Trường Trung cấp nghề Việt Giao 193, Vĩnh Viễn, Quận 10, Tp.HCM
  2. Trường TC Nghề Ngọc Phước, 59/13 Lê Thị Riêng, P.Thới An, Q. 12, Tp.HCM.
        

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

NỀN NÃ ÁO DÀI


Người Việt Nam biết rằng mặc đẹp là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc làm thăng hoa những giá trị của con người. Mặc đẹp sẽ thêm duyên cho bản thân người mặc, làm tăng vẻ thanh quý của cá nhân và đôi khi mặc đẹp chính là phương pháp che dấu những khiếm khuyết của cơ thể nữa. Nhưng để mặc được đẹp thì người mặc sẽ phải mặc những gì?

Ao dài xưa

Áo dài, biểu tượng “văn hóa mặc” của phụ nữ Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20 và cũng là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam hiện đại ngày nay. Áo dài xuất hiện tại Hà Nội vào những năm đầu thế kỷ 20. Nhiều người cho rằng chiếc áo dài là sự tiếp nối áo tứ thân “mớ ba mớ bảy” của các cô gái vùng châu thổ Sông Hồng,  người lại nói áo dài có nguồn gốc từ những chiếc xường xám của Thượng Hải, số khác tranh luận áo dài được cải biên trên nền tảng những kiểu áo truyền thống của phụ nữ các dân tộc ít người Bắc bộ. Người thời ấy cho rằng, áo dài là lễ phục. Do vậy khi ra ngoài đường, dự lễ hoặc trẩy hội thì người thành thị thường mặc áo dài.

Áo dài xứ Bắc

Khi trời nắng nóng, các cô mặc áo dài bằng lụa hay vải mỏng, vải có màu sáng và có hoa văn nhỏ. Mùa lạnh, họ mặc áo dài bằng nhung, len, dạ hoặc mặc lồng hai chiếc áo dài vào nhau cho ấm, có cô mặc thêm áo len ở bên trong hoặc bên ngoài. Phụ nữ lớn tuổi, các cụ già thì mặc áo dài bông nhưng hình thức chiếc áo được may như áo dài bình thường có hai lớp, lớp trong mỏng, lớp ngoài là nhung, satin hoặc gấm hoa. Cũng có khi họ mặc bình thường nhưng bên ngoài là một áo bông ngắn. Áo dài thời ấy có cổ tròn đứng, cao khoảng 1 cm, từ vai đến cổ áo nhỏ dần, dọc ống tay áo có xẻ một đoạn dài 3 cm, khi mặc có thể cài lại bằng nút bấm cho cổ tay áo khít vào tay. Gấu áo (vạt) cách mặt đất khoảng 10 – 20 cm.

Áo miền Trung

Các cô gái miền Trung mặc áo dài năm thân kín cổ. Người lớn tuổi thích mặc áo màu tối, các cô trẻ thì thích mặc áo màu sáng hay thường chọn màu trắng. Áo màu tím thường được phụ nữ Huế chọn dùng và quần là màu trắng ngà (kem trắng), tà áo dài khép kín. Trên cổ, các bà thường đeo kiềng vàng, cổ tay mang vòng hoặc xuyến vàng, chân đi hài thêu hoặc guốc gỗ. Theo một số nhà nghiên cứu thì áo dài của miền Trung có thể được tiếp nối và có sửa đổi từ chiếc áo dài của phụ nữ Chăm, áo của phụ nữ Chăm không có xẻ tà. Tuy nhiên, người ta vẫn cho rằng áo dài Huế có nguồn gốc riêng và phải chăng đó là sự kết hợp giữa trang phục của dân tộc Việt với trang phục của người Chăm từ thưở xa xưa?

Áo phương Nam
Phụ nữ phía Nam có vạt dài đến gối hoặc quá gối một ít, phủ lên quần lĩnh màu đen, ngày thường thì mặc áo bà ba trắng hoặc màu sắc tùy theo sở thích. Tóc chải ngược lên rồi búi gọn sau đầu, cài trâm hoặc lược để giữ búi tóc khỏi tuột. Hàng ngày tóc được chải và được xoa bằng dầu dừa để bảo vệ và để nuôi tóc được óng ả, mượt mà. Còn các cô thiếu nữ hay bỏ tóc thề (để tóc dài), cài lược hoặc kẹp phía trước, có cô bỏ tóc xõa ngang vai về phía sau hoặc cột tóc gọn sau gáy. Nhìn chung các cô gái phía Nam thường thích mang dây chuỗi, dây chuyền vàng quấn nhiều vòng trên cổ, chân đi guốc hoặc đi hài.

Năm 1934 Nhà may Cát Tường cho ra đời kiểu áo dài cách tân với tên gọi “Le Muya” (Le muya được dịch ra từ tên của một họa sĩ Việt Nam là Nguyễn Cát Tường đồng thời Le muya cũng là biệt hiệu của ông ta), áo dài Le muya xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội sau đó lan rộng ra cả nước. Ao Le muya vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới nhưng có áo cổ khoét hình trái tim, viền đăng ten hoặc kiểu lá sen tròn, có khi là cổ bẻ có gắn nơ, áo có vai bồng, tay măng sét như tay áo sơ mi nam. Vạt áo cắt hình lượn sóng hoặc ghép vải khác màu, đính những đường viềm hoặc đăng ten diêm dúa. Nhiều chi tiết của áo đã vay mượn từ các loại váy áo của phụ nữ Châu Au thời đó. Ao Le muya được đánh giá là táo bạo, phụ nữ ít ai dám mặc chỉ trừ giới nghệ sĩ  hay dân sành điệu mà thôi. 

…Ao Dài nay.



Và như đã nói ở phần trên, mỗi khi có nhu cầu người phụ nữ Việt Nam hay vận chiếc áo dài, thường thì các bà, các cô mặc nó đi ra ngoài trong các dịp lễ lạt, dạy học, liên hoan, cưới hỏi, xem hát,… thời ấy người ta chuộng áo dài do tính trang trọng và quý phái của nó. Bẵng một thời gian rất dài, hiếm khi thấy áo dài xuất hiện trên phố cũng như tại các khu vực công cộng. Giờ lại khác, mỗi khi có việc thì mọi người lại rủ nhau ra chợ tìm vải đẹp, đến các hiệu may uy tín chọn nhà thiết kế để nhờ “design” một bộ cánh mới, lạ, hiện đại nhưng không kém phần trang trọng và hấp dẫn. Khi gia đình có đám cưới: cả nhà háo hức chọn áo dài. Việc chọn áo dài đôi khi tốn rất nhiều thời gian. Cô dâu chọn cho mình những bộ cánh áo dài hợp tính và đẹp nhất, màu sắc nổi bật nhất và cũng cầu kỳ, phức tạp nhất. Theo truyền thống màu được chọn là màu hồng xác pháo hoặc màu đỏ cờ thật tươi bởi màu đỏ tươi chính là màu của hỉ sự, vả lại ngày cưới là ngày trọng đại của cả đời mà! Ngày này, bà con hai họ có đến cả trăm, mọi người ai cũng đổ dồn cặp mắt vào cô dâu chú rể, không chọn lựa cầu kỳ sao được? Thi thoảng cả chú rể cũng chọn cho mình một bộ cánh, ấy là do gia đình vẫn còn theo phong tục xưa, cũng có khi do chú rể muốn tôn vinh truyền thống ông bà, tổ tiên. Nam ít cầu kỳ hơn so với nữ, áo dài nam đơn giản hơn áo dài nữ rất nhiều. Các chú rể thường dùng gấm có màu xanh, đỏ, vàng đồng… in biểu tượng song hỷ hay in hình rồng, áo may rộng rãi không ben, khăn vấn đầu cùng loại với vải áo, quần satin trắng lưng rút, đi guốc mộc là đủ. 


Đôi lúc, trong ngày rước dâu, chú rể chỉ cần đội khăn đóng, mặc áo dài thụng, vận quần tây, mang giày tây là trông oai ra phết! Riêng các bà nhạc hai họ cũng xum xoe không kém, họ chọn cho mình một chiếc áo “ngồi sui” sao cho xứng với vị trí của bậc phụ mẫu. Ao của các bà chất liệu thường là nhung, xô ghép nhung hoặc một loại nào khác tuỳ theo tính cách, nước da, tuổi tác mà các bà chọn màu sao cho phù hợp. Nhung màu rượu bordeux, màu xanh dương đậm, màu đen, màu ve chai,… vẽ hoa văn hay đính kim tuyến để thêm sự tinh tế của chiếc áo dài đồng thời tạo sự trang trọng nổi bật cho các bà. Ở Việt Nam, ngày cưới là ngày hội tụ nhiều chiếc áo dài với nhiều sắc thái độc đáo đặc biệt là ở chốn thôn quê.

Đến áo dài –  thời trang công sở

Xu hướng gần đây, thời trang công sở đang dần trở lại với trang phục truyền thống của dân tộc. Chiếc áo dài nền nã của Việt nam ngày càng được dùng nhiều hơn trong các công ty, xí nghiệp xen kẽ với các mẫu thời trang hiện đại khác. Nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị kinh tế, các khu vực công cộng như: khách sạn, bưu điện, nhà sách … qui định hẳn đồng phục giới nữ của đơn vị mình là chiếc áo dài và bắt buộc nhân viên phải mặc đúng áo dài khi đến công sở.
Ao dài Việt nam không còn bó hẹp trong phạm vi của các doanh nghiệp trong nước,  các công ty quốc doanh, các trường học… mà ngay cả những đơn vị liên doanh hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: ngân hàng, khách sạn, khu du lịch,… cũng đã chọn áo dài là đồng phục cho nữ nhân viên của mình.


Chất liệu cho áo dài công sở ngày nay cực kỳ phong phú và đa dạng. Các loại voile mỏng, mềm mại với nhiều màu sắc tạo vẻ thướt tha tà áo. Lụa cao cấp tơ tằm thiên nhiên có độ bóng cao, bền, hoa văn lạ và đẹp làm tăng tính sang trọng của phụ nữ trong công sở đồng thời tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu khi mặc. Gấm thì dày, hơi cứng  đôi khi không phù hợp với thời tiết nắng nóng kéo dài…. Nhìn chung, thời trang áo dài đang từng bước khẳng định mình nơi công sở mà trước đây “thánh địa” ấy chỉ dành riêng cho đồ kiểu phương Tây: quần tây – sơ mi, váy – sơ mi, comple đồng phục, …

Ao dài tạo nên phong cách riêng cho đơn vị


Khoa du lịch Trường Đại học DL Văn Hiến chọn áo dài có màu xanh nhạt của biển làm đồng phục cho nữ sinh viên của khoa. Điều đó đã được đánh giá rất cao từ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, thể hiện sự lịch lãm, nền nã nhưng không thiếu vẻ chuyên nghiệp trong đào tạo.
Nhà sách Nguyễn văn Cừ chọn áo dài với bảy sắc áo, một bộ đồng phục gồm bảy chiếc tương ứng mỗi ngày một màu thể hiện một nét lạ trong phong cách của các nhân viên nhà sách.
Lướt qua các hội chợ chuyên đề mang tính quốc tế hay hội chợ lớn được tổ chức hàng năm tại Tp.HCM không biết do vô tình hay hữu ý mà hầu như tất cả nhân viên của các gian hàng tham dự hội chợ đều đồng phục áo dài trong các ngày khai mạc?

Ao dài Việt Nam đang ở đỉnh cao của thời kỳ hoàng kim và thật sự vượt qua được những định kiến của xã hội, những rào cản về văn hóa, những bất đồng về ngôn ngữ … để vươn lên như một tinh hoa đẹp nhất của dân tộc Việt nam. Ao dài trở thành một sản phẩm độc đáo đạt đến trình độ tuyệt mỹ trong đường nét và có sức hút kỳ lạ cho giới sáng tác. Xưa mà không cũ, áo dài chính là kết tinh trí tuệ vừa mang tính truyền thống vừa đáp ứng tính hiện đại vừa thể hiện tính mẫu mực mà cũng vừa sang trọng, quý phái.

Địa chỉ mà quý bà, quý cô có thể mua hoặc may áo dài đẹp:
1. Nhà thiết kế Thuận Việt 213, Đồng Khởi, Quận 1
2. Nhà may Vân Liên 155/303 Bùi Viện, Quận 1 (0908192741)

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Nha Trang - Tour du lịch đảo kỳ thú

Vịnh Nha Trang được kết nạp vào Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất của thế giới. Du khách đến Nha Trang ngoài những thắng tích văn hóa để tham quan, thì điều hấp dẫn nhất mà bất kỳ ai khi đến Nha Trang cũng không thể bỏ qua là tham quan các hải đảo, để rồi sau đó được vẫy vùng thỏa thích trong làn nước xanh trong của biển cả.
Có thể nói, du lịch một vòng quanh các đảo ở Nha Trang là tour du lịch lý thú nhất. Hầu hết các công ty lữ hành đều có tổ chức và thực hiện các tour này. Du khách đến Nha Trang mà không mua tour trước cũng chẳng khó khăn gì khi thực hiện một vòng quanh các đảo. Ra cảng Cầu đá ở cuối đường Trần Phú, du khách đặt một chiếc du thuyền phục vụ theo yêu cầu. Nếu du khách đi một mình, nên xin ghép chung với các đoàn khách khác trên một chiếc thuyền, điều này giúp du khách giảm được một khoản chi phí. Rời Cảng cầu đá, nhìn về phía trước là đại dương bao la, nước xanh  màu ngọc bích thật quyến rũ, thuyền đưa khách lướt qua từng hòn đảo. Mỗi đảo mỗi vẻ, mang nhiều sắc thái khác nhau, các đảo đều có tên: Hòn Miễu, Hòn Mun, Hòn Một, Hòn Tằm, Hòn Tre, … du khách sẽ được đến tham quan các hòn vừa kể. 
Hòn Miễu được đến đầu tiên vì nó gần nhất, Hòn Miễu có Trí Nguyên, nhìn từ  đằng xa nó giống như một chiếc thuyền thời trung cổ bị đắm vừa được trục vớt. Thuyền cao 30 mét dài 60 mét, đây cũng là một thủy tinh cung, nơi hội tụ trưng bày nhiều sinh vật biển miền nhiệt đới. 

Rời Hòn Miễu ra Hòn Tằm, ở Hòn Tằm có phục vụ nhiều môn thể thao trên biển như: ca nô lướt sóng, bơi thuyền, dù lượn trên không,…nếu muốn du khách dừng lại và tắm biển ở đấy. Còn nếu không, khi đến Hòn Mun du khách sẽ tham gia lặn biển. Khách được huấn luyện ngắn trước khi tham gia lặn. Sẽ là một khám phá kỳ thú dưới lòng đại dương, ở độ sâu hai hoặc ba mươi mét, du khách được chiêm ngưỡng những dãy san hô diễm lệ và phong phú bậc nhất ở Việt Nam. Hòn Mun cũng là nơi có nhiều chim Yến đến làm tổ và cung cấp nhiều giống yến sào quý giá, cho nên Hòn Mun còn được gọi là Hòn Yến.
Cảm giác xao xuyến, xen lẫn tự hào về một điều kỳ diệu vừa trải qua, chắc chắn rằng du khách sẽ có ấn tượng đầy đủ nhất của một nhà thám hiểm khi được khám phá và chinh phục đại dương bao la. 

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

Vườn Xoài thập cảnh

Chùm thơ về Khu du lịch sinh thái 
Vườn Xoài - Đồng Nai


VƯỜN XOÀI VỊNH

Vườn rộng tre xanh mắc hiên nhà,
Xoài điểm bông vàng trái đẩy đưa.
Nắng biếc mây xanh trời lưng lững,
Ru lòng ai lạ chốn chiều thôn?


ĐƯỜNG TRẠNG NGUYÊN

Mũ áo cân đai gióng trống triều
Ngựa chàng đi trước võng nàng theo.
Bái tổ vinh qui thờ chữ hiếu
 Vi thần trung tín đạo làm trai. 




BẾN DU TIÊN

Bến trần gian ơi mấy chữ ngờ!
Thuyền du viễn xứ cảm cô liêu
Lênh đênh mấy độ chờ thu tỏ?
Lữ khách tha phương thổ tiếng lòng.


ĐỒI VỌNG CẢNH

Gió đuổi trăng, trăng nghiêng bóng núi
Mây vờn trời, trời ngáng đầu non.
Đỉnh đồi trêu liễu thướt tha
Dạ đường bóng nguyệt buông qua thềm nhà.

BÁCH LAN VIÊN

Giữa rừng muôn thưở cây hoang
Về thành một thoáng bà hoàng kiêu sa!
Bách lan viên ngọc lá hoa,
 Kỳ hương dị thảo tinh đời đua chen.


VƯỜN TRE BÁT ĐỘ

Vút cánh trăm tay vươn bắt nắng,
Vặn mình nghìn mắt giỡn bồng trăng.
  Tre cao bóng cả ru hồn trẻ,
Măng nụ ngọt ngon khỏe tuổi già.


NHÀ NGHỈ BÌNH AN

 Lối nhỏ đưa chân khách viễn du
Đường hoa dẫn ngỏ gã phiêu lưu
Chốn yên cô lữ dừng chân nghỉ
Thiền tịnh tha nhân sưởi ấm lòng.


SUỐI HUYNH ĐỆ

 Bầu sữa nóng mẹ cha cho
Chảy trong huyết quản ngả đời ngược xuôi.
Hợp tan, tan hợp song đôi
  Âm dương hệ quả luật soi muôn đường! 


HỒ HƯƠNG GIANG
 
Thôn nữ làng ơi tuổi mấy rồi?
Da hương thơm nắng, má hồng ngây!
Mây ngang qua núi còn thơ thẩn
Xao xuyến tha nhân chạnh bước lòng.



NHÀ CỔ

Len lén rêu phong phủ mái nhà
Thập thò giậu đổ cỏ bìm leo.
Sân xa thấp thoáng hàng cau lão
Thậm thụt bên hè noãn lá xanh


HỒ MẪU TỬ

Ấp iu con cả khối biển tình
 Dạt dào lay sóng dậy lòng ai?
Tí tách rơi sương đêm giá lạnh
Thắp lửa hồng soi rọi chiều đông!


BẾN PHÚ BÌNH

Bến xưa ghi dấu vùng quê tổ
Tấc dạ đền ơn nghĩa đất trời!


QUẢNG TRƯỜNG THẢO NGUYÊN

Thảo nguyên xanh ngát chân trời,
 Hàng cây tăm tắp chập chùng đồi cao.
 Cơ trời con tạo vẫn xoay
Nắng mưa, nhật nguyệt vòng quay định kỳ.


 Thềm nhà xưa

Bóng cả nghiêng soi chiếc lá xanh
Thềm xưa hong nắng ráng chiều hanh
Vấn vương hoa tím hồn quê cũ
Xao xuyến chân ai tuổi biết buồn


Cây thị

Nhớ cô Tấm ngày xưa ưa khóc
Động cõi lòng bụt phải ra oai
Tấm kết thân cùng chàng hoàng tử
Thương lão bà gốc Thị chờ ai?


Chùm hoa giấy

Rực hồng dưới nắng xuân tha thướt
Giàn hoa bung lá mướt đồng xanh
Sắc quê hương thắm tình phơi phới
Góc vườn con vụt sáng chiều thôn.

Cây Linh sam

Lửa đỏ trời nào có can chi
Vóc anh thư sánh bước anh hào
Hoa vẫn nở tím vùng biên ải
Thế muôn hình tranh họa đồng quê


Chú Rồng gỗ

Uy nghi đứng giữa chốn dương trần
Vùng vẫy thân rền sấm biển Đông
Hô phong hoán vũ vùng Nam Hải
Vườn Xoài riêng một cõi trời ta.