Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

NGHỀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH - HÀNH TRÌNH THIÊN LÝ



Nghề Hướng dẫn viên du lịch là một nghề rất hay và cũng rất khó. Người hành nghề đòi hỏi phải có kiến thức uyên bác, am tường mọi thứ với sự tỉ mỉ chi tiết nhất nếu có thể. Khi trên các cung đường mà mình dẫn khách, người hướng dẫn còn phải thể hiện nhiều khả năng khác như: nghệ thuật dẫn chuyện lưu loát, văn hóa giao tiếp bằng lời và bằng cơ thể thuyết phục, trang phục, diện mạo, ngoại hình khi xuất kiện trước du khách sao cho duyên dáng và ấn tượng. Đặc biệt, vốn sống cá nhân thông qua việc học và cập nhật hàng ngày là đòi hỏi quan trọng để xử lý những tình huống khó khi bắt gặp. Cũng vẫn chưa đủ bởi vì, bên cạnh đó là những tài lẻ khác mà người hướng dẫn viên không thể thiếu.





Hướng dẫn viên dang tác nghiệp

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

TỔ CHỨC LỄ HỘI VÀ QUẢN TRỊ SỰ KIỆN – NGHỀ MỚI HẤP DẪN

Việt Nam đang bùng nổ các lễ hội và sự kiện từ cấp làng xã đến cấp quốc gia. Có gần 10.000 lễ hội được tổ chức hàng năm và sẽ còn tăng nhanh trong thời gian tới. Lễ hội - sự kiện không còn là lãnh địa riêng của các địa phương mà bên cạnh là hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ đang chuyển mình “khao khát” tạo cho mình nhiều hoạt động mang màu sắc lễ hội - sự kiện, nhằm góp phần quảng bá và tiếp thị cho thương hiệu của mình.
Lễ hội - Sự kiện đang trở thành vấn đề nóng hổi trong kinh doanh bởi vì lĩnh vực này mang lại siêu lợi nhuận. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh sự kiện ra đời. Nhiều doanh nghiệp khác (các tập đoàn, công ty lớn) dù không kinh doanh trong lĩnh vực sự kiện nhưng có nhiều hoạt động liên quan nên cần bổ sung các chuyên viên chuyên nghiệp vào đội ngũ của họ. Thực tế, thị trường hiện đang rất cần một đội ngũ đông đảo những người hoạt động chuyên nghiệp lĩnh vực tổ chức lễ hội và quản trị sự kiện.

Khóa 1 - Lớp Tổ chức Lễ hội và Quản trị sự kiện


Người chuyên nghiệp của Tổ chức lễ hội và quản trị sự kiện đòi hỏi đức tính gì?

Bức tranh toàn cảnh của hoạt động lễ hội - sự kiện tại Việt Nam đã tạo ra một cơ hội hấp dẫn ở hiện tại và trong tương lai cho các doanh nghiệp kinh doanh lễ hội - sự kiện. Bên cạnh đó, cơ hội cũng mở ra nhiều điều kiện việc làm mới mẻ cho người lao động. Người tham gia hoạt động tổ chức lễ hội - quản trị sự kiện đòi hỏi phải có sự bay bổng của óc sáng tạo, tư duy phong phú và tính thẩm mỹ cao. Kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ của công việc. Khả năng quản trị nhóm và điều phối nhịp nhàng công việc hiệu quả cũng là những đức tính cơ bản cần có. Nhìn chung, Tổ chức lễ hội - quản trị sự kiện là một nghề hay và khó nhưng bù lại nghề này dễ kiếm việc làm và có thu nhập cao rất phù hợp với giới trẻ thích khám phá, năng động.

Tổ chức Lễ hội và Quản trị sự kiện cụ thể là làm những gì và tìm học nó ở đâu?

Tham gia khóa học Tổ chức Lễ hội - Quản trị sự kiện, người học được trang bị những kiến thức lý thuyết cơ bản về lễ hội - sự kiện. Hiểu và phân biệt rõ ràng các loại hình kinh doanh lễ hội - sự kiện. Hiểu được vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế của tổ chức lễ hội - quản trị sự kiện. Tham gia thực hành các bài tập nhằm đảm bảo sự thành công các lễ hội - sự kiện có qui mô nhỏ cho đến qui mô hoành tráng. Nội dung cơ bản của khóa học bao gồm:
Tổng quan về tổ chức lễ hội - sự kiện. Vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế của tổ chức lễ hội - sự kiện. Thông qua lễ hội - sự kiện là cách đánh bóng thương hiệu hiệu quả. Tìm hiểu các loại hình sự kiện. Qui trình tổ chức một lễ hội - sự kiện. Tìm ý tưởng và xây dựng kịch bản tổ chức lễ hội – sự kiện. Chuỗi cung ứng cho lễ hội và sự kiện. Qui trình xin cấp phép tổ chức lễ hội - sự kiện. Đi tìm nguồn tài chính cho lễ hội - sự kiện. Nhân lực tổ chức lễ hội và sự kiện. Đảm bảo an toàn, an ninh cho lễ hội và sự kiện…
Khi hoàn tất khóa học, bạn sẽ được cấp Chứng chỉ tốt nghiệp của khóa học có giá trị toàn quốc và suốt đời. Bạn dễ dàng xin việc tại các công ty du lịch, các công ty tổ chức kinh doanh sự kiện, các khách sạn, các khu du lịch, trung tâm tiệc cưới, cùng nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau đều có nhu cầu tổ chức sự kiện cho hoạt động kinh doanh của mình.

Ngày hội Gia đình - SAVICO



Hiện tại, đơn vị duy nhất và tiên phong trong việc đào tạo khóa học chuyên nghiệp về “Tổ chức lễ hội và Quản trị sự kiện” là trường Trung cấp Nghề Việt Giao. Địa chỉ: 193, Vĩnh Viễn, Phường 4, Quận 10, Tp.HCM.











Sơ lược về trường Trung cấp Nghề Việt Giao



Ra đời từ năm 2000, Trường Trung cấp nghề Việt Giao là một trong những đơn vị đầu tiên đào tạo nhân lực cho ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh. Nhiều năm qua, chất lượng giảng dạy và học tập của sinh viên, học sinh của trường luôn được đánh giá cao bởi các nhà chuyên môn, các nhà quản lý trong và ngoài ngành du lịch. Hệ thống kiến thức chuyên môn được thiết kế hiện đại, bám sát thực tế và được xây dựng đầy đủ từ cấp độ các lớp nghề từ chứng chỉ khóa học, chứng chỉ sơ cấp nghề ngắn hạn, trung cấp nghề và liên thông cao đẳng đại học thuộc chuyên ngành du lịch. Học viên của Trường khi mãn khóa đễ dàng thích nghi với thực tiễn công việc.
Cho đến nay, đã có hàng nghìn học sinh, sinh viên tốt nghiệp và hàng trăm học viên ngắn hạn khác đã và đang theo học tại Trường. Nhiều đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành, khách sạn, resort hoặc kinh doanh các lĩnh vực khác đóng trên địa bàn Tp.HCM và các tỉnh cũng đã ký hợp đồng với Trường trong việc huấn luyện, đào tạo và chuyển giao công nghệ quản lý, chương trình của Trường luôn được cập nhật và ngày càng hoàn thiện cả về qui mô lẫn chất lượng.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

PHIÊU KHÚC LÃNG DU CA

1. Hành trình nào đưa ta về suối nguồn? Hành trình nào, gieo trong ta hương cuộc sống? Đưa người lữ khách xa khơi, xuôi về chốn cũ, bến mơ, dấu chân in kỷ niệm gọi mời.
Rời quê nhà, đôi chân vượt bao cánh đồng. Đường dặm dài, đi theo tiếng gọi sông núi. Nơi vùng trăng lỡ có con đò, khơi nguồn văn hóa chở câu hò, đưa ta sang cõi xưa mà riêng.
ĐK: Hà Nội xanh mắt ai?
Hạ Long in bóng mây?
Sapa chiều ta đứng trên đỉnh gió.
Sài Gòn xưa vẫn say.
Đà Lạt sương vẫn rơi.
Sóng ru hời sông Hương chiều bồi hồi.


Bên tầng tháp cổ



2. Về đền Hùng ta trở về quê mẹ. Tìm cội nguồn ta dâng hương ôi tổ quốc. Hỡi người trai trẻ xa nhà, xin đừng quên lối trăng tà. Chốn tâm linh, giống nòi Lạc Hồng.
Từ muôn trùng trong tim mình vẫn mong đợi. Vì mọi người, ca vang tự hào Việt Nam. Mang nền Văn hiến giống Tiên rồng, soi đường lữ khách chốn phiêu bồng, lãng du ca quê hương Việt Nam.
ĐK: Lạc Long Quân bóng cha!
Mẹ Au Cơ thiết tha!
Biên cương chiều, vang khúc ca hùng tráng.
Trời Văn Lang vẫn xanh.
Đường Việt Nam sáng ngời.
Lãng du ca vấn vương nụ cười.





Đôi lời tác giả


LÃNG DU CA là một du khúc phiêu bồng nói về nghề hướng dẫn, Thông qua phiêu khúc này nhăn nhủ với những ai là hướng dẫn viên thì phải luôn bồi dưỡng kiến thức và tâm hồn luôn cháy bỏng. Sống khao khát, làm việc hết mình, chia sẻ tận tình sao cho trọn vẹn hết cái tâm, cái tình của đời du ca. Phiêu khúc ca ngơi cái hay cái đẹp của đất nước Việt Nam xinh đẹp, ca ngợi truyền thống lịch sử oai hùng của dân tộc suốt chiều dài lịch sử 5.000 năm của dân tộc.
Người viết đã có thời gian gắn bó với ngành du lịch và từng giảng dạy trong ngành suót hai mươi năm qua, đã kinh qua công việc hướng dẫn và cũng từng tiếp xúc rất nhiều hướng dẫn viên giỏi và yêu nghề nên biết khá rõ về yêu cầu của nghề. Hôm nay, xin chia sẻ với mọi người đôi chút về cảm nghĩ về nghề thông qua nội dung Phiêu khúc Lãng du ca giới thiệu ở trên.

Note:

- Hoàn thành Phiêu khúc Lãng du ca có sự góp ý chân tình của nhạc sĩ Vũ Hoàng – người bạn lớn của tác giả.
- Người hướng dẫn được đề cập trong phiêu khúc là HẠ GIÊNG PHƯƠNG

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

SẢN PHẨM DU LỊCH – SẢN PHẨM CỦA SỰ CẢM NHẬN VÀ TINH TẾ

Sản phẩm cảm nhận

Trong dịch vụ du lịch, không có gì là cụ thể đối với sản phẩm du lịch đặc biệt khi cung cấp một dịch vụ mà dịch vụ đó là sự phục vụ. Tính chủ quan trong sự cảm nhận của du khách đối với dịch vụ này là điều kiện quan trọng quyết định đến chất lượng dịch vụ của sản phẩm. Du khách hài lòng hay không hài lòng đối với sản phẩm mà họ tiếp nhận? Họ hài lòng ở mức độ nào? Họ vui vẻ tiếp nhận dịch vụ hay lắc đầu, bĩu môi?
Không có gì có thể xác định được một cách cụ thể. Tất cả chỉ là sự cảm nhận của hài lòng hoặc không hài lòng mà thôi.

Sản phẩm tinh tế


Mọi doanh nghiệp du lịch cần làm cho du khách “ngộ” ra những điều hay, ý đẹp trong khi tiếp nhận một sản phẩm hoặc một dịch vụ du lịch. Điều đó chính là nét tinh tế và là mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp khi cung cấp sản phẩm du lịch cho du khách.
Ví dụ: Như thế nào là hợp vệ sinh, sự sạch sẽ của phòng ăn? Như thế nào là người hướng dẫn viên giỏi? cái đẹp, cái tinh tế trong thức ăn, thức uống là gì? Một hóa đơn đúng và chuẩn mực là như thế nào? Khi họ mỉm cười thỏa mãn và ồ lên ngạc nhiên đồng thời ngỏ lời khen tặng nhân viên phục vụ là khi đó sự phục vụ đã đạt đến ngưỡng cảm khoái. Sản phẩm đạt đến đỉnh cao chất lượng.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

THUẬT BIẾT NGƯỜI TRONG LÃNH ĐẠO

VŨ HẠC HOÀNG

Ngày xưa, khi Khổng Minh – Gia Cát Lượng còn ẩn cư nơi núi Ngọa Long đã viết ra thiên “Tri nhân” nói lên bảy cách biết người để dụng người. Bảy cách đó là:
1. Dùng lý lẽ thiệt hơn dò hỏi để biết chí hướng.
2. Nói cho họ biết khổ nhọc, khó khăn để xem đức dũng.
3. Giao công việc để lường chữ tín.
4. Lấy lý luận sắc bén dồn họ vào thế bí để biết tài ứng biến.
5. Chuốc rượu thịt no say để dò tâm tính.
6. Lập mưu thử họ để biết rõ kiến thức nông sâu.
7. Sử dụng bả lợi danh để đo lòng liêm chính



Ngày nay, nghệ thuật sử dụng con người trong kinh doanh đòi hỏi nhà quản trị phải biết rõ người để dụng người. Đó là yêu cầu quan trọng cho sự phát triển của công ty. Một doanh nghiệp vững mạnh hẳn nhiên phải có đội ngũ nhân lực giỏi, tận tụy và trung tín ở bên dưới.
Trung Quốc cùng một vài nước Đông Á khác, khi tuyển dụng nhân sự ngoài các chuyên gia giỏi về tâm lý lãnh đạo, chuyên môn còn có người hiểu biết sâu về nhân tướng học tham gia vào thành phần tuyển dụng. Họ sẽ tư vấn cho các nhà lãnh đạo qua nhân diện của ứng viên để tìm ra người phù hợp nhất bổ túc vào các vị trí quan trọng.